Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 17
  • Hôm nay: 78
  • Trong tuần: 613
  • Tất cả: 152100
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 41 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG NINH THUẬN (16-4-1975 – 16-4-2016), GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30-4-1975 – 30-4-2016).

I. CHIẾN THẮNG 16-4-1975 - MỐC SON CHÓI LỌI TRONG LỊCH SỬCÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN NINH THUẬN

a. Diễn biến:

Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹmưu toan tiêu diệt bằng được phong trào cách mạng của Nhân dân ta, biến miềnNam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng để tiến côngmiền Bắc, ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, phô trương sức mạnh,hòng đe dọa các dân tộc Á, Phi, Mỹ - Latinh đang nổi dậy giành độc lập. ViệtNam trở thành nơi diễn ra cuộc đụng đầu lịch sử to lớn.

Đánh giá đúng âm mưucủa kẻ thù, Đảng ta nhận định rằng, bất kể trong tình huống nào, con đườnggiành thắng lợi của cách mạng miền Nam cũng phải là con đường bạo lực, kiênquyết dùng chiến tranh cách mạng đánh bại cuộc chiến tranh thực dân kiểu mớicủa Mỹ - Ngụy. Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng, tháng 10-1974 và đầu năm1975, đã kịp thời đánh giá đúng lực lượng so sánh giữa ta và địch, hạ quyết tâmchiến lược giải phóng miền Nam, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lượcthực dân kiểu mới của Mỹ bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Mở màn cho cuộc tổngtiến công và nổi dậy, ngày 10 và 11-3-1975, quân ta tiến công bằng các binhchủng hợp thành giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. Trước tình hình thắng lớn củata ở Tây Nguyên, Bộ Chính trị kịp thời bổ sung quyết tâm chiến lược: Giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. Đến ngày 24-3, quânta đánh thắng cuộc phản kích của Sư đoàn 23 ngụy, giải phóng toàn bộ vùng chiếnlược Tây Nguyên và nhanh chóng phát triển xuống các tỉnh ven biển miền Trung.

Sau thất bại liên tiếp trên chiến trường Tây Nguyên và các tỉnhdọc Duyên Hải miền Trung, Ngụy quyền Sài Gòn hoang mang cực độ, ra lệnh rútquân lui về co cụm, lập Bộ tư lệnh tiền phương, xây dựng “Tuyến phòng thủ từxa” bảo vệ Sài Gòn, lấy Du Long- cách thị xã Phan Rang 30 km về phía Bắclàm nơi chốt chặn chủ yếu; quyết tử thủ ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Tạiđây, địch tăng cường tập trung lực lượng, gồm Sư đoàn không quân số 6, 2 Trungđoàn và Tiểu đoàn bộ binh, 1 Liên đoàn biệt động quân, 2 chi đoàn xe tăng, 1hạm đội ở ngoài khơi sẵn sàng chi viện. Với “Tuyến phòng thủ từ xa”,chúng hòng củng cố lại tinh thần binh lính sau hàng loạt thất bại thảm hại trêncác chiến trường, ngăn chặn thế tiến công thần tốc của quân ta; bảo vệ từ xa bộmáy đầu não Ngụy quyền tại Sài Gòn trước nguy cơ bị sụp đổ hoàn toàn. Đứngtrước thời cơ ngàn năm có một, ngày 31-3-1975, Bộ Chính trị họp và quyết định:“Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam đã bước vào giai đoạn phát triển nhảyvọt, thời cơ chiến lược để tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sàohuyệt địch đã chín muồi. Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùngcủa quân và dân ta bắt đầu”. Bộ Chính trị hạ quyết tâm: “Với tư tưởngchỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, với quyết tâm lớn thực hiệntổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trongtháng 4-1975, không thể để chậm”. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị,Khu ủy và Quân khu 6 chỉ đạo Tỉnh uỷ Ninh Thuận: “Thời cơ đã đến, Tỉnh uỷNinh Thuận phải phát huy mọi lực lượng ở đồng bằng và căn cứ, tiến ngay ra phíatrước tấn công địch, hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá ấp, phá kềm, giải phóng quêhương”.

Sau khi tỉnh Khánh Hoà và Lâm Đồng được giải phóng, từ ngày 1 đếnngày 3 tháng 4 năm 1975, các toán tàn quân ở Đà Lạt tháo chạy theo đường 11 vềPhan Rang. Chớp thời cơ, ta mở các đợt công kích địch đánh chiếm các ấp ở SôngMỹ; sau đó lần lượt đánh chiếm các ấp ven đường 11 từ Krông-Pha đến Đèo Cậu,giải phóng quận Krông-Pha. Mặc dù địch dùng nhiều máy bay kết hợp với xe tăng,pháo binh, bộ binh đánh phá ác liệt vào vùng căn cứ và vùng mới giải phóng,nhưng quân và dân Ninh Thuận vẫn kiên cường bám trụ, bẻ gãy tất cả đợt phảnkích của địch. Được sự chỉ đạo của Quân khu 6, Tỉnh uỷ Ninh Thuận chỉ đạo rútbộ đội địa phương của 2 huyện Bác Ái, Anh Dũng (nay là huyện Ninh Sơn) cùng mộtsố đơn vị khác của tỉnh để bổ sung cho Tiểu đoàn 610, làm nhiệm vụ chốt giữ ĐèoCậu, chặn đánh địch từ sân bay Thành Sơn bung ra phản kích, bảo vệ quận Krông-Pha và sẵn sàng phối hợp với bộ đội chủ lực vào giải phóng Phan Rang.

Chiều ngày 7-4-1975, tại Tháp Chàm trong lúc tinh thần địch hoangmang rối loạn, lực lượng ta bung ra khống chế bọn tề điệp, ác ôn và dân vệ. Đến19 giờ  cùng ngày, lực lượng vũ trang thị xã và du kích mật tấn công TrạiNguyễn Hoàng, Ga Tháp Chàm, Cầu Móng, ngã ba Tháp Chàm và quận lỵ Bửu Sơn. Địchở sân bay Thành Sơn tung lực lượng ra phản kích quyết liệt. Đại đội 311 đượcdân quân du kích và Nhân dân Xóm Dừa giúp đỡ đã anh dũng chiến đấu suốt 2 ngàyđêm trong lòng địch, đánh lui 16 đợt phản kích của chúng. Để đập tan tuyếnphòng thủ từ xa của địch, đồng chí Thượng tướng Lê Trọng Tấn - Tư lệnh cánhquân duyên hải quyết định sử dụng Sư đoàn 3 của Quân khu 5, Trung đoàn 25 TâyNguyên và Quân khu 6, tăng cường 2 đại đội đặc công và công binh cùng với cáclực lượng của Ninh Thuận chuẩn bị tấn công “Tuyến phòng thủ từ xa”. Tỉnhuỷ Ninh Thuận hạ quyết tâm cao nhất, lãnh đạo bộ đội địa phương, dân quân dukích, Nhân dân trong tỉnh phối hợp với các lực lượng chủ lực của Trung ương vàQuân khu chi viện, vùng lên tấn công và nổi dậy đánh đổ chế độ Mỹ - Ngụy, giảiphóng tỉnh nhà.

Sáng ngày 14-4-1975, tiếng pháo công kích của đại quân ta bắt đầubắn vào điểm chốt của địch ở Bà Râu, Suối Đá, Kiền Kiền, Ba Tháp, Núi Đất vàsân bay Thành Sơn. Đến 7 giờ sáng ngày 14-4-1975, Sư đoàn 3 bộ binh ta tấn côngchiếm quận lỵ Du Long và các vị trí Bà Râu, Suối Vang, Suối Đá, tiêu diệt mộtbộ phận sinh lực địch tại đây; đồng thời bẻ gãy nhiều đợt phản công của chúnghòng giữ “Tuyến Phòng thủ từxa”. Sáng ngày 16-4-1975, lệnh tấn công được phát ra, lực lượng ta chia làm3 mũi chính: Mũi thứ nhất có xe tăng dẫn đầu tiến theo đường Quốc lộ 1; mũi thứ2 từ hướng Tây Bắc đánh thẳng vào sân bay Thành Sơn và mũi thứ 3 đánh chiếmcảng Ninh Chữ, không cho địch tháo chạy ra biển. Đến 9 giờ 30 phút ngày 16 tháng4 năm 1975 cờ Mặt trậngiải phóng tung bay trên đỉnh Toà hành chính - cơ quan đầu não Ngụy quyền NinhThuận, đánh dấu tỉnh Ninh Thuận hoàn toàn giải phóng. Tuyến phòng thủ từ xa bảovệ Sài Gòn bị đập tan đã tạo thế mở đường cho đại quân ta tiến vào giải phóngSài Gòn, kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

b. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm cuộc khángchiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng bộ và Nhân dân Ninh Thuận:

Một là, Đảng bộ Ninh Thuận quán triệt quan điểm sự nghiệp cáchmạng là của quần chúng, đã huy động sức mạnh của các tầng lớp Nhân dân đứng lênchống giặc ngoại xâm.

Hai là, nhờ nắm vững đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện,lâu dài; phát huy sức mạnh nhân tài, vật lực của địa phương là chính, đồng thờivận dụng có hiệu quả sự chi viện của Trung ương và các tỉnh trong cả nước.

Ba là, nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng, không ngừng xây dựngvà củng cố phát triển lực lượng võ trang, phát triển chiến tranh du kích, liêntục tấn công địch, bảo vệ thành quả cách mạng, giành thắng lợi cuối cùng.

Bốn là, xây dựng căn cứ địa, tạo thế vững chắc để tiến hành cuộckháng chiến lâu dài cho đến ngày giành thắng lợi.

Nămlà, sự lãnh đạo chủ động, trực tiếp của Đảng bộ, giữ vững khối đoàn kết thốngnhất trong Đảng là điều kiện quyết định thắng lợi trong kháng chiến chống Mỹ,cứu nước.

II. CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH TOÀN THẮNG, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC(30-4-1975)

Từ sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, Chiến dịch Tây Nguyên, Trị Thiênvà Khu V, giải phóng ven biển miền Trung, ngụy quân, ngụy quyền tan rã từngmảng, hoang mang và hỗn loạn, lâm vào thế thất bại hoàn toàn không thể cứu vãnnổi, Hội nghị Bộ Chính trị ngày 01-04-1975 kịp thời bổ sung thêm quyết tâmchiến lược: Giải phóng miềnNam trong tháng 4-1975; ngày14-4-1975, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóngSài Gòn và miền Nam Việt Nam. Với khí thế quyết chiến, quyết thắng, tất cả vìchiến trường, tất cả để giải phóng miền Nam, quân và dân các tỉnh ven biển CựcNam Trung bộ phối hợp chiến đấu cùng cánh quân duyên hải tiến quân thần tốc,vừa đi vừa đánh địch, giải phóng tỉnh Bình Thuận ngày 19 tháng 4, đến ngày 20tháng 4 đại quân ta tiến tới Rừng lá, cách Xuân Lộc 20 km, khống chế cánh cửaphía Đông của quân ngụy Sài Gòn.

17 giờ ngày 26-4-1975, ta bắt đầu tiến công giải phóng thành phốSài Gòn-  Gia Định, lần lượt tiêu diệt và làm tan rã các sư đoàn chủ lựcngụy, sau đợt tấn công cuối cùng, đến11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975 cờ đỏ sao vàng lên nóc Dinh Độc Lập.Đây là thời điểm đánh dấu Thành phố Sài Gòn - Gia Định hoàn toàn giải phóng,Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Ngày 30-4-1975 trở thành ngày Hội mừng chiếnthắng của toàn thể dân tộc Việt Nam. Với thắnglợi vĩ đại này, Nhân dân ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh với quy môlớn nhất và ác liệt nhất của Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Đây làthắng lợi vĩ đại của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội trong thếkỷ XX, do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, là trang sử hào hùng vàchói lọi chiến công của dân tộc Việt Nam trên con đường dựng nước và giữ nước.Có được thắng lợi như vậy xuất phát từ đường lối chính trị, đường lối quân sựđộc lập tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta. Trong suốt quá trình lãnh đạocuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta kết hợp tài tình 2 nhiệm vụ chiếnlược cách mạng ở 2 miền đất nước nhưng cùng nhằm một mục tiêu chung là hoànthành cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhấtnước nhà, tạo điều kiện để đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội; với đường lốiấy, Đảng đã kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thành sứcmạnh tổng hợp để đánh Mỹ và thắng Mỹ. Chiến thắng 30-4-1975, toàn Đảng, toàndân, toàn quân ta đã thực hiện được ước nguyện thiêng liêng của Chủ tịch Hồ ChíMinh: Giải phóng miền Nam,thống nhất Tổ Quốc, Bắc - Nam sumhọp một nhà.

Thắng lợi của Việt Nam đã củng cố niềm tin và cổ vũ sự nghiệp đấutranh của các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc, tạo thêmđiều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Nhân dân Làovà Campuchia đi đến toàn thắng, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh vì hòa bình,độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các lực lượng tiến bộ trên thếgiới.

III. ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN NINH THUẬN PHÁT HUY TRUYỀN THỐNGANH HÙNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC, RA SỨC XÂY DỰNG VÀ PHÁTTRIỂN QUÊ HƯƠNG NGÀY CÀNG GIÀU ĐẸP, VĂN MINH

Từ khi có Đảng lãnh đạo, cộng đồng các dân tộc trong tỉnh đã khôngngừng tăng cường khối đại đoàn kết, đấu tranh kiên cường, viết lên trang sử hàohùng của Đảng bộ và Nhân dân Ninh Thuận. Qua hai cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp và đế quốc Mỹ, trong điều kiện vô cùng khó khăn, song bằng ý chí cáchmạng, với tinh thần tự lực tự cường, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà đã chiến đấuanh dũng giành thắng lợi to lớn. Ngày 16 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận được giảiphóng, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau thắng lợi mùaxuân năm 1975 cho đến nay, Ninh Thuận cùng với cả nước bước vào thực hiện nhiệmvụ xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện sựnghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Trãi qua 41 năm, Đảng bộ, toàn dân và toàn quân Ninh Thuận đã đoànkết, phát huy sức mạnh các nguồn lực, vượt qua mọi khó khăn, thách thức thựchiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là sau ngàytái lập tỉnh đến nay, Ninh Thuận đã đạt được những thành tựu quan trọng và khátoàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng - anninh, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

Nhìn lại năm 2015, là nămcuối thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015, năm có nhiều sự kiệntrọng đại của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng, đặc biệt là Đại hội Đảngbộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Thực hiệnnhiệm vụ trong bối cảnh có nhiều thuận lợi vàkhó khăn, thách thức đan xen, nhất là tình hình hạn hán diễn ra gay gắt trênđịa bàn tỉnh; song với quyết tâm chính trị trong lãnh đạo, điềuhành quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và tinh thần đoàn kết, ý chítự lực, tự cường của Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh, đã đạt được những thànhtựu phấn khởi, khá toàn diện trên các mặt kinh tế - xã hội, quốc phòng - anninh, xây dựng Đảng và hệ thốngchính trị, nhất là tổ chức thành công tốt đẹp Đại hộiĐảng bộ tỉnh lần thứ XIII,  góp phần thành công tốt đẹp Đại hội Đảng toànquốc lần thứ XII của Đảng.

Ôn lại kỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng Ninh Thuận, giải phóng miềnNam, thống nhất đất nước; năm 2016, toàn Đảng bộ, toàn dân và toàn quân tỉnhNinh Thuận tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, nêu cao tinh thần đoànkết, nỗ lực vượt khó, tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lựccho đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh,phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, nhằm thúc đẩy phát triển toàn diệnkinh tế - xã hội, môi trường và đảm bảo an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng -an ninh; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; thực hiệnthắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dâncác cấp nhiệm kỳ 2016-2021; xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp, văn minh, góp phần cùng cả nướcđẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế....

Nguồn: BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY