Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 22
  • Trong tuần: 725
  • Tất cả: 152225
ĐÔI ĐỀU SUY NGẪM VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG HIỆN NAY

ĐÔI ĐỀU SUY NGẪM

 VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG HIỆN NAY

  

     Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trườngvăn hóa xung quanh. Mỗi dân tộc có  vănhóa riêng, đó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó.Đối với trường học, văn hóa học đường là những quan niệm, chuẩn mực quy địnhcách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại, làcách học và tiếp thu kiến thức... Văn hóa học đường là môi trường rất quantrọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sốngcó ước mơ, hoài bão, có lý tưởng đẹp. Những năm gần đây, đời sống văn hóa cónhững biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nền kinh tế, khoa học pháttriển tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiềumô hình học tập tiên tiến, do đó học sinh đạt nhiều thành tích cao trong họctập. Tuy nhiên, hiện nay biểu hiện của văn hóa học đường đang còn nhiều vấn đềbức xúc, cần phải suy ngẫm. Thực trạng học sinh có những hành vi vô lễ với thầycô như xé bài kiểm tra bị điểm kém, nói tục, chửi bậy ngay trong lớp, học sinhgây gỗ đánh nhau theo kiểu “xã hội đen”, thầy cô giáo đánh học sinh, học sinhđánh thầy cô giáo...nhiều ý kiến cực đoan đã quy kết trách nhiệm cho ngành giáodục. Người ta cho rằng giáo dục của ta theo khuôn mẫu, khô cứng, giáo dục khônggắn với thực tế, ngành giáo dục không tìm được “triết lý giáo dục”, giáo dụcsai đường, “muốn trẻ hư cứ đưa...tới trường”...  Mặt trái của kinh tế thịtrường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp củachúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạnxã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánhchửi nhau như cơm bữa trên hè phố...   Khi về nhà, không ít học sinhtận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ chửi nhau, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹbàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan vớihàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cảnhững yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhàtrường hiện nay. Để xây dựng văn hóa học đường, phải làm nhiều việc, bằng nhiềucách. Phải bắt đầu từ các cấp quản lý ngành, lãnh đạo các trường có chủ trương,kế hoạch triển khai, kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá, đó là điều kiện thiết yếu.Tiếp đến, đội ngũ nhà giáo phải chú ý giáo dục văn hóa, đây là nhân tố rất quantrọng. Và tất nhiên, toàn trường đến từng người học ai cũng phải chú trọng đếnhình thành và phát triển nhân cách văn hóa.

Dân tộc Việt Nam vốn cótruyền thống hiếu học và một nền giáo dục lâu đời, trải qua các thời kỳ lịchsử, cộng đồng người Việt đã tiếp thu và chọn lọc, hình thành nên đạo đức, tưtưởng văn hóa Việt Nam. Nền tảng văn hóa ấy đã tạo nên bản sắc về nhân cách conngười Việt nam. Nếu môi trường tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống conngười, để loài người hình thành và sinh tồn thì văn hóa là cái nôi thứ hai giúpcon người trở thành “người” theo đúng nghĩa, hướng con người khát vọng vươn tớichân - thiện - mỹ là nhà trường. Nếu nhà trường là nơi giáo dục văn hóa, rènluyện nhân cách thì người thầy giống như một người chèo đò ngang vĩ đại nhấttrên bến sông đời. Việc giáo dục văn hóa trong nhà trường theo tôi cần có nhữngyếu tố sau:

Thứ nhất, vai trò của nhà trường - vai trò chỉ đường:

Trong những năm gần đây, hưởng ứng phong trào“Xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực”,  nhà trường đã xây dựng cáchình thức văn hóa như: Văn hóa chào, văn hóa xếp hàng, văn hóa đọc, vănhóa tiết kiệm, văn hóa sử dụng điện thoại, văn hóa bảo vệ môi trường… đểgóp phần đổi mới hình thức giáo dục đạo đức. Thầy giáo thì phải mô phạm, đứcđộ, mẫu mực trong hành vi, đối với đồng nghiệp phải khiêm tốn, đoàn kết, nhânái…, đối với học trò phải hết lòng thương yêu, chỉ bảo, đối với người khác phảigiản dị, mẫu mực, đối với công việc phải tận tụy, có kỷ luật, sáng tạo…, phảigiữ gìn sự trong sạch của cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Học sinhthì không được kiêu căng, tự cao, tự đại mà phải trung thực, cầu tiến, giản dị,khiêm tốn…, đối với thầy cô giáo phải kính trọng, biết ơn…, đối với bạn cùngtrường, cùng lớp phải đoàn kết, thân ái, phải biết kính trên, nhường dưới…Trườngcòn gắn việc giáo dục đạo đức văn hóa với đạo đức lối sống, lồng ghép chươngtrình giảng dạy với các hoạt động dã ngoại cho học sinh như: thăm các di tíchlịch sử, học tập truyền thống cách mạng lịch sử hào hùng của dân tộc…, qua đókhơi dậy lòng tự hào dân tộc, giúp các em có động cơ học tập tốt hơn. Văn hóathể hiện ở học sinh qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày như: bỏrác đúng nơi quy định, không bẻ cây, không vẽ bậy lên tường, bàn học, không hútthuốc lá, không nói tục, chửi thề... Những việc làm tưởng chừng rất nhỏ đóchính là nền tảng hình thành chuẩn mực đạo đức ban đầu của học sinh.

Thứ hai, vai trò của giáo viên- vai trò dẫnlối:

     Vai trò của người thầy rất quan trọng trong xây dựng văn hóa họcđường. Chức năng, nhiệm vụ của thầy cô giáo không chỉ dừng lại ở truyền thụkiến thức, kỹ năng mà quan trọng hơn cả là chức năng “trồng người”.  Hiệntrạng về sự dân chủ trong học sinh đã khiến nhiều ứng xử văn hóa giao tiếptrong học đường mất đi tôn chỉ “tôn sự trọng đạo”. Vì vậy, vai trò của ngườigiáo viên là người trực tiếp tiếp xúc với học sinh sẽ góp phần dẫn lối cho cácchủ trương của nhà trường. Nhà trường luôn khắc sâu khẩu hiệu “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng đạo đứctự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo. Và hơn ai hết, chính nhân cáchnhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách học trò. Vì vậy, chúng ta rất cầnnhững nhà giáo ngoài kiến thức chuyên môn, phải hiểu biết rộng về cuộc sống, cókiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội. Cần xây dựng mô hình nhân cách văn hóa conngười Việt Nam theo hướng phát triển cân đối, hài hòa giữa tâm lực, trí lực vàthể lực. Trong đó, lấy tâm lực làm nền tảng cho phát triển nhân cách. Khi thiếukiến thức, kỹ năng do nhu cầu công việc người ta có thể học thêm và trau dồi đểcó được, nhưng khi thiếu đạo đức và lương tâm tối tăm thì sẽ rất khó để cảithiện được nhân cách. Do vậy, cần phải chú trọng đến giáo dục chữ “tâm” - lấynó là cốt cách để làm người. Người có lương tâm trong sáng sẽ biết cảm nhận vàcó quan niệm đúng về cái đẹp, và người biết rung cảm trước cái đẹp thì rất khólàm điều xấu. Tình yêu thương, sự tận tâm dạy bảo của người thầy sẽ là nhữngbài học về đạo đức thiết thực nhất, là cách cảm hóa hữu hiệu nhất học trò củamình. Giáo viên là người trực tiếp thực thi nhiệm vụcao quý vì lợi ích trăm năm trồng người” cho xã hội.Vì vậy người giáo viên trước hết phải là người hoàn hảo nhất về tất cả mọiphương diện, là “tấm gương sángcho học sinh soi vào. Nếu dạy chữ, dạy kiến thức là thiên về trí tuệthì thì dạy lễ, dạy nghĩa lại cần đến cả trái tim, tâm hồn, tình cảm, dạy bằngcả nhân cách của chính mình. Đặc biệt, nhà giáo phải không ngừng nêu caođạo đức, tác phong gương mẫu, thương yêu, gần gũi học sinh, gắn bó, đoàn kếtvới đồng nghiệp, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Thứ ba, vai trò của cha mẹ học sinh- vai trò đồng hành:

    Nhà trường luôn coi trọng phối kết hợp giáo dục đạo đức giữa giađình và nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên lạc và chia sẻ thôngtin, thông báo chủ trương, hoạt động của nhà trường và kết quả học tập, rènluyện đạo đức của học sinh qua hệ thống tin nhắn tổng đài, email, website đểcha mẹ học sinh có thể đồng hành cùng nhà trường. Điều quan trọng là nhà trườngcần gửi được thông điệp giáo dục qua đó nhận được sự ủng hộ, tiếng nói chungđồng trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh của cha mẹ học sinh. Ví dụ như ởnhà các con biết “đi thưa về chào”, biết xếp hàng ở nơi công cộng, trong quánăn, khi qua đường… Đặc biệt, văn hóa sử dụng thiết bị điện tử thông minh ngàynay đang ăn sâu lan tỏa với tốc độ chóng mặt ở mọi nơi mọi lúc. Để có nhữngbiện pháp giáo dục cho học sinh có văn hóa sử dụng và xử lý thông tin trên mạngthì vai trò phối kết hợp giữa nhà trường, giáo viên, và cha mẹ học sinh là cựckỳ cần thiết quan trọng. Hiện tại vấn nạn “facebook” thiếu văn minh, học sinhbộc lộ sự tha hóa đạo đức (thậm chí chửi bố mẹ, giáo viên, bạn bè… bằng ngôn từmà chúng gọi là “teen”) làm đau đầu và là nỗi lo lắng quan tâm của toàn xã hội.Chúng tôi thiết nghĩ các nhà giáo dục, các nhà cung cấp mạng, các nhà tâm lýhọc, một số cha mẹ học sinh nên tổ chức các buổi hội thảo để chia sẻ và tìmbiện pháp ngăn chặn văn hóa xấu, định hướng tìm kiếm và phân loại thông tin vănhóa đúng đắn phù hợp với từng lứa tuổi.

Gia đình là cái nôi sinh thành, dưỡng dục, lànơi định hướng các giá trị đạo đức, nhân cách của học sinh. Gia đình cũng lànơi gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sự kết hợpgiữa gia đình với nhà trường thể hiện trong việc thường xuyên có sự trao đổi từhai phía. Nhà trường thông báo kết quả học tập, văn hóa đạo đức trường học củahọc sinh cho gia đình. Gia đình cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, trình bày rõtính cách, năng lực của học sinh tạo điều kiện để nhà trường có biện pháp giáodục, quản lý.

Thay cho lời kết:

          “Vạn sự khởi đầu nan”, xây dựng văn hóanhà trường phải bắt đầu từ các cấp quản lý ngành, lãnh đạo các trường có chủtrương, kế hoạch triển khai, có kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá…Sau đó, đội ngũnhà giáo cần coi giáo dục văn hóa là nhân tố quan trọng, từ đó chú trọng hìnhthành và phát triển nhân cách văn hóa cho học sinh. Một môi trường văn hóa họcđường được tạo dựng từ sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có sứcđề kháng với những mầm bệnh, loại trừ được những biểu hiện văn hóa không lànhmạnh nảy sinh từ bên trong, góp phần xây dựng môi trường văn hóa học đường ngàycàng hoàn thiện, trong sáng. Đây là vấn đề đáng suy ngẫm, bởi hơn lúc nào hết,văn hóa học đường phải nhận được sự quan tâm của mỗi gia đình, nhà trường vàcủa toàn xã hội.

Ninh Thuận trước thềm năm mới 2016

Lưu Công Lương – Bí thư Đoàn trường THPT ChuyênLê Quý Đôn
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image