Tín dụng chính sách đã và đang
phát huy được vai trò của mình ở tỉnh Ninh Thuận
Trong
chuyến công tác tại Ninh Thuận, chúng tôi đã về thăm huyện Ninh Hải. Đây là địa
phương nằm ở vùng phía Đông của tỉnh, được biết đến với thiên nhiên phong phú
và di sản văn hóa đa dạng, phong cảnh thiên nhiên hữu tình như vịnh Vĩnh Hy,
bãi tắm Ninh Chữ…
Theo
chân cán bộ tín dụng Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ninh
Hải, chúng tôi đến nhà bà Nguyễn Thị Kim Chinh ở xã Nhơn Hải - một trong những
hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, làm ăn có hiệu quả ở địa phương. Bà
Chinh cho biết, trước đây, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, sau đó nhờ
được vay 70 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm, gia đình đã đầu tư
mô hình trồng hành tím. Mới đây, gia đình bán vụ hành tím được gần 150 triệu
đồng, trừ hết các chi phí lợi nhuận còn hơn 40 triệu đồng.
Được
biết, một vụ sản xuất thu hoạch hành tím ở địa phương chỉ gói gọn trong khoảng
gần 2 tháng. Bên cạnh đó, hành tím đang được giá trên thị trường nên cuộc sống
của gia đình bà Nguyễn Thị Kim Chinh cũng như nhiều gia đình trồng hành tím ở
xã Nhơn Hải đang ngày càng được nâng lên rõ rệt.
Cũng
ở huyện Ninh Hải, men theo con đường nhỏ ngoằn nghèo nằm sát mép biển, chúng
tôi đến thăm mô hình trồng nho từ vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội của bà
Đoàn Thị Hiệp ở xã Vĩnh Hải. Được biết, bà Hiệp đang là hộ vay vốn theo chương
trình hộ thoát nghèo với số tiền 50 triệu đồng. Bà Hiệp cho biết, với nguồn vốn
này, gia đình đã đầu tư hết vào mô hình trồng nho xanh, một loài cây có truyền
thống lâu năm ở địa phương. Đến nay, sau nhiều lần mở rộng diện tích, gia đình
đã có vườn nho rộng gần 2.500 m2, cho thu nhập ổn định hằng năm. Nhờ vậy, cuộc
sống của gia đình đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, từng bước vươn lên…
Ông
Nguyễn Văn Hồng, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
Ninh Hải cho biết, trong thời gian qua, đơn vị đã tăng cường phối hợp với các
hội, đoàn thể nhận ủy thác để rà soát các đối tượng có nhu cầu khi đủ điều kiện
đều được tiếp cận vốn vay theo quy định; tổ chức niêm yết công khai các chính
sách cho vay để người dân nắm bắt, xây dựng kế hoạch đẩy nhanh hơn nữa các
chương trình cho vay. Đồng thời, đơn vị cũng tích cực tham mưu cho UBND huyện
cân đối ngân sách địa phương ủy thác sang ngân hàng; tăng cường hoạt động kiểm
tra, giám sát, định hướng hộ vay đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn vay…
Tương
tự, ở địa phương lân cận là huyện Thuận Bắc, việc được tiếp cận các nguồn vốn
ưu đãi để phát triển kinh tế, đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông
thôn cũng đang được quan tâm triển khai thực hiện, nhằm nâng cao đời sống người
dân, hướng tới giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Mô
hình vay vốn trồng hành tím của bà Nguyễn Thị Kim Chinh ở xã Nhơn Hải, huyện
Ninh Hải.
Theo
đại diện Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Bắc, xác định
tín dụng chính sách xã hội là một trong những công cụ thiết thực, góp phần thực
hiện đảm bảo chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giải quyết
việc làm, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới, trong quá trình chuyển tải
vốn vay, đơn vị không ngừng nâng cao hoạt động chuyên môn, phối hợp với chính
quyền địa phương thực hiện tốt công tác rà soát, nắm bắt nhu cầu vay vốn của
người dân; chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của các hội, đoàn thể nhận
ủy thác, tổ tiết kiệm vay vốn, điểm giao dịch xã để đưa nguồn vốn ưu đãi của
Chính phủ đến người dân, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số một cách nhanh
chóng, kịp thời.
Nhờ
thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ, đời sống vật chất, tinh thần của người
dân có chuyển biến rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở
Thuận Bắc giảm bình quân hằng năm trên 5% và vùng miền núi giảm 3,67%...
Nhằm
lan tỏa vai trò tín dụng chính sách ở địa phương, ngay từ đầu năm 2024 đến nay,
Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Ninh Thuận đã kịp thời báo cáo UBND tỉnh,
tham mưu Trưởng Ban đại diện - Hội đồng quản trị để phân giao chỉ tiêu cho các
huyện, thành phố, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực phối hợp với
chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể nhận ủy thác xét duyệt đối tượng vay
vốn đảm bảo đúng quy định, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chương trình tín
dụng theo chỉ tiêu được giao, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác để đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Trong
quý I/2024, doanh số cho vay của chi nhánh đạt 331,9 tỷ đồng/7.017 lượt hộ;
doanh số thu nợ đạt 223,6 tỷ đồng.
Với
số vốn vay 50 triệu đồng, bà Đoàn Thị Hiệp ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải đã đầu
tư trồng nho
Đặc
biệt, nhằm tạo điều kiện để bà con thuận lợi tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, song
song với đổi mới quy trình xét duyệt, thẩm định cho vay, Ngân hàng Chính sách
xã hội chi nhánh Ninh Thuận còn quan tâm, chú trọng xây dựng và nâng cao chất
lượng hoạt động của các điểm giao dịch tại các xã. Theo đó, tổ chức chính trị -
xã hội các cấp tiếp tục tăng cường phối hợp tốt với Ngân hàng Chính sách xã hội
trong việc thực hiện có hiệu quả, nề nếp việc giao dịch tại 65 điểm giao dịch
xã, thực hiện công khai những nội dung về tín dụng chính sách xã hội.
Chi
nhánh cũng đã trang bị đầy đủ máy móc thiết bị, thông tin cần thiết, tạo điều
kiện thuận lợi phục vụ cho nhân dân đến giao dịch vào ngày cố định hàng tháng,
giải ngân nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng; đôn đốc thu hồi nợ, lãi... góp
phần nâng cao hiệu quả vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn toàn tỉnh;
chất lượng các tổ tiết kiệm và vay vốn cơ bản được duy trì ổn định với 1.622 tổ
đang hoạt động hiệu quả.
Bà
Đàm Thị Mỹ Chinh, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ở xã Nhơn Hải (Ninh Hải),
cho biết, tại các điểm giao dịch xã đều thực hiện niêm yết công khai, đầy đủ
các chính sách, chương trình tín dụng ưu đãi mới để người dân dễ dàng nắm bắt;
đồng thời, các tổ trưởng quản lý tổ được họp giao ban với cán bộ tín dụng để
trao đổi tình hình vốn vay cũng như các khó khăn, vướng mắc, từ đó có hướng kịp
thời tháo gỡ.
Mô hình vay vốn từ Ngân hàng Chính
sách xã hội, đầu tư vào chăn nuôi ở huyện Thuận Bắc.
Năm
2024, Ban đại diện - Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh
Ninh Thuận đề ra mục tiêu thực hiện hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch huy
động vốn từ ngân sách địa phương, vốn của các tổ chức, cá nhân, tổ tiết kiệm và
vay vốn. Phấn đấu hoàn thành trên 99% kế hoạch tăng trưởng được giao, tỷ lệ nợ
quá hạn toàn tỉnh thấp hơn năm 2023 và thấp hơn bình quân toàn quốc; 100% xã,
phường, thị trấn xếp loại chất lượng tín dụng từ khá trở lên, số hộ vay tham
gia gửi tiền tiết kiệm đạt tỷ lệ trên 98%...
Để
đạt được mục tiêu trên, ông Lê Minh Lộc, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội
chi nhánh Ninh Thuận cho biết, thời gian tới, đơn vị tiếp tục chỉ đạo tổ chức
thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội kịp thời, hiệu quả; tập
trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân đến các đối tượng thụ hưởng theo chỉ tiêu
tăng trưởng đã được giao, gắn tăng trưởng tín dụng với nâng cao chất lượng tín
dụng.
Nhiều gia đình ở Ninh Thuận đã
vươn lên thoát nghèo nhờ nguồn tín dụng ưu đãi.
Đồng
thời, thường xuyên rà soát củng cố, kiện toàn hệ thống tổ tiết kiệm và vay vốn,
tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động giao dịch xã; chất lượng tín dụng tại
xã; thực hiện tốt công tác quản lý và xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan
theo đúng quy định...
Đặc
biệt, cũng theo ông Lê Minh Lộc, để tăng cường nguồn lực cho tín dụng chính
sách xã hội, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn vốn
ủy thác ngân sách tỉnh trong năm 2024 để bổ sung nguồn vốn cho vay, đồng thời
đây cũng là cơ sở, là nguồn đối ứng để chi nhánh trình Trung ương bổ sung nguồn
vốn cho vay tạo việc làm, phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định sinh kế, góp
phần thực hiện tốt 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, đồng thời
chuẩn bị tốt cho việc tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị
40-CT/TW của Ban Bí thư, trong đó trọng tâm là nguồn vốn ngân sách địa phương
để tăng cường cho tín dụng chính sách xã hội ở địa phương.
Nghi
Lộc